Quan hệ với thiên tử nhà Chu Chư_hầu_nhà_Chu

Đương thời, khi làm phụ chính nhà Chu, Chu Công Đán đã sắp đặt lại chế độ phân phong, đại khái chế độ đó như sau:

  1. đất của thiên tử vuông vức 10000 dặm
  2. đất của công vuông vức 1000 dặm
  3. đất của hầu vuông vức 500 dặm
  4. đất của bá vuông vức 100 dặm
  5. đất của tử vuông vức 50 dặm

Khác với chư hầu thời nhà Hạ và thời nhà Thương có mối quan hệ khá lỏng lẻo và khá độc lập với các triều đại này, đại đa số các chư hầu đều là người thân thích hoặc công thần nhà Chu, chịu sự ràng buộc khá chặt chẽ, có quan hệ vua tôi với thiên tử nhà Chu[6].

Chư hầu khi được phong phải tổ chức nghi lễ thụ phong, tuyên bố phạm vi biên giới, số đất đai. Các chư hầu khi được phong thường được thưởng luôn quan lại, nô lệ và đồ tế và nghi trượng… Chư hầu có nghĩa vụ với thiên tử nhà Chu như: triều kiến định kỳ, cống nạp, điều quân theo sự huy động của vua Chu khi có chiến tranh hoặc làm lễ lớn để trợ tế…[7][8].

Chế độ phong đất cho các chư hầu là biện pháp tốt nhất lúc đó nhằm thống trị có hiệu quả khu vực rộng lớn một cách ổn định. Việc phân phòng có tác động tới nhiều nước chư hầu cũ của nhà Ân và các bộ tộc ở xa xôi, đạt mục đích truyền bá nền văn minh Chu tới những nơi này, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành khối thống nhất dân tộc trong lịch sử Trung Quốc[9].